Sáng 28-4, một vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại thôn Phong Thạnh, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, làm anh BVT (sinh năm 1972, ngụ thị xã Ninh Hòa) tử vong
Đang di chuyển đến địa phận thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), tàu lửa lưu thông theo hướng Nam – Bắc tông vào xe tải đang băng qua đường. Vụ tai nạn khiến xe tải vỡ nát, tài xế tử vong.
Khoảng 07h50 ngày 28/4, tàu SD2 chạy tuyến Sài Gòn – Diêu Trì, đến vị trí Km 1288+088 đoạn Lương Sơn – Phong Thạnh (thôn Phong Thạnh, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) thì va chạm với xe tải BKS 79C-170.72 do tài xế B.V.T. (SN 1972, trú TX. Ninh Hòa) điều khiển.
Vụ tai nạn khiến tàu SD2 đẩy xe tải từ Km 1288+088 đến Km 1287+850 mới dừng lại. Hậu quả phần đầu cabin xe tải văng ra xuống ruộng, phần thân xe tải bị tàu đẩy bị biến dạng hoàn toàn. Tài xế B.V.T. bị chấn thương nặng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa nhưng tử vong sau đó.
Tại vị trí xảy ra tai nạn, tuyến đường sắt giao nhau với đường ngang dân sinh, không đảm bảo tín hiệu và hành lang an toàn giao thông. Tuyến đường dân sinh thường xuyên có xe tải chở vật liệu ở khu vực mỏ đá băng qua tàu đường sắt.
Ông Phạm Văn Trọng – Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, tại vị trí xảy ra tai nạn, tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo địa phương làm việc với các cơ quan liên quan khẩn trương đóng đường ngang và đề nghị mở đường ngang mới tại km 1288+032 (cách đó khoảng 230m) có gác chắn để đảm bảo an toàn lưu thông qua tàu đường sắt.
Vụ tai nạn làm đường sắt Bắc – Nam đoạn qua tỉnh Khánh Hòa gián đoạn gần 3 giờ đồng hồ. Công ty Cổ phần đường sắt Phú Khánh đã huy động công nhân cùng xe cơ giới chuyên dụng đến hiện trường để cẩu kéo xe tải, thu dọn đá dăm.
Vụ lật xe khách chở gần 50 người ở Đắk Nông: Nạn nhân cuối cùng xin ra viện
https://vietnamhotnew.com/vu-lat-xe-khach-cho-gan-50-nguoi-o-dak-nong/
Nghiêm trị hành vi ném đá xe đang chạy
Liên tiếp xảy ra các vụ ném đá vào xe ô tô đang chạy gần đây cho thấy nhận thức của một bộ phận thanh, thiếu niên còn rất kém. Việc tăng nặng chế tài đủ răn đe là rất cần thiết.
Ném đá… cho vui
Trong hai ngày 18 và 19/6, Công ty CP Xe khách Phương Trang tại Cần Thơ ghi nhận có 4 trường hợp xe giường nằm chở khách đang lưu thông trên cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ bị bắn vật cứng làm vỡ kính.
Trước đó, khoảng 0h17 ngày 14/6, ô tô khách BKS 15B – 042.83 đang lưu thông trên cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn, khi đi đến địa phận xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình bị một số đối tượng cầm vỏ chai bia đứng trên cầu Đông Hội ném xuống làm vỡ kính chắn gió phía trước.
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định có 3 đối tượng là trẻ vị thành niên đều trú tại xóm Hòa Thiện, xã Ninh An đã thực hiện hành vi trên.
Nhóm trẻ này khai rủ nhau nhặt vỏ chai thuỷ tinh ném xuống đường cao tốc chỉ để nghe tiếng kêu cho vui tai (?!) và không may làm vỡ kính của ô tô lưu thông trên đường.
Còn tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, liên tiếp trong nhiều đêm cuối tháng 5, camera giám sát giao thông phát hiện các nhóm thanh niên có hành vi ném đá vào ô tô đang chạy trên cao tốc đoạn qua xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh (Khánh Hòa).
Một nhóm thanh thiếu niên gồm 10 người từ 15 – 17 tuổi thừa nhận thực hiện hành vi trên khi hóng mát trên cầu vượt.
Luật hóa để xử nghiêm
Thượng tá Phạm Việt Công, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia nhìn nhận, hành vi trên không chỉ gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe mà còn làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện của tài xế, nhất là khi các xe đang chạy trên cao tốc.
TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia phân tích: Trên cao tốc, ô tô có thể di chuyển với tốc độ tối đa 120km/h, nếu một viên gạch, đá ném theo chiều ngược lại tốc độ 40 – 60km/h, cộng hưởng lại tốc độ viên gạch, đá có thể lên đến gần 200km/h. Khi đó, hậu quả sẽ là khôn lường.
“Đa số những vụ việc trên xảy ra do một bộ phận thanh thiếu niên không nhận thức được mức độ nguy hiểm.
Nhưng cũng không loại trừ việc các nhà xe thuê người trả đũa lẫn nhau để cạnh tranh”, ông Tạo đánh giá.
Luật Trật tự ATGT đường bộ vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) đã bổ sung nội dung nghiêm cấm hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
Một chuyên gia giao thông cho biết, quy định này đã chi tiết hóa quy định nghiêm cấm hành vi gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Luật Giao thông đường bộ 2008.
Điều này giúp nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời là cơ sở để cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét các mức độ vi phạm để có chế tài xử lý tương ứng tại các văn bản hướng dẫn.
TS Khương Kim Tạo cho biết, dù Nghị định 100/2019 đã quy định phạt tiền, song để ngăn chặn triệt để, cần xem xét tăng nặng mức phạt.
Ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, tùy mức độ của hành vi gây ra mà có thể xử lý hình sự.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp cho rằng, người bình thường ai cũng nhận thức sự nguy hiểm của hành vi trên.
Họ không thể không biết hành vi đó sẽ gây hư hỏng xe, thậm chí gây TNGT nghiêm trọng.
“Việc họ vẫn cố tình thực hiện là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Tùy thuộc vào hậu quả, có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư nói.
Theo luật sư, bên cạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, lực lượng chức năng cần quyết liệt trong xác minh, tìm bằng được thủ phạm để xử lý.
Tương tự, TS Tạo cho rằng, khi luật có hiệu lực, cần tăng cường ứng dụng công nghệ, lắp đặt camera ở các tuyến cao tốc, quốc lộ để nâng cao khả năng giám sát.
Khi phát hiện có dấu hiệu thanh, thiếu niên tụ tập, lập tức phát loa cảnh báo, nhắc nhở để kịp thời ngăn chặn và cũng là cơ sở để xác định đối tượng vi phạm.
Nghị định 100/2019 quy định người thực hiện hành vi ném đá ô tô sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 – 2 triệu đồng đối với tổ chức.
Nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự với các tội danh tương ứng: Giết người, cố ý gây thương tích, cố ý hủy hoại tài sản.