“Tôi 57 Tuổi, Lương Hưu 27 Triệu Nhưng Chỉ Thừa Nhận 13 Triệu: Thái Độ Của Vợ Chồng Con Trai Khiến Tôi Bàng Hoàng”

Tôi họ Sử, năm nay đã 57 tuổi, và vừa chính thức bước vào giai đoạn nghỉ hưu vào cuối năm trước, với khoản lương hưu hàng tháng là 7.800 NDT (khoảng 28 triệu đồng). Thời gian rảnh rỗi nhiều, tôi bỗng thấy lòng mình trống trải, đơn độc. Vì thế, tôi quyết định dọn về ở cùng các con, hy vọng sẽ có thêm niềm vui, đồng thời cũng muốn giúp đỡ chúng trong khả năng của mình.

Lúc đầu, tôi cứ nghĩ rằng con dâu sẽ vui mừng khi có mẹ chồng ở cùng. Khi con dâu hỏi về khoản lương hưu, tôi đã hơi do dự. Trong lòng, tôi muốn thử thách xem tình cảm của cô ấy có thực sự chân thành hay không, nên chỉ trả lời rằng mình nhận được 3.800 NDT (khoảng hơn 13 triệu đồng). Số tiền này ít hơn nhiều so với thực tế. Tôi chỉ nói đơn giản rằng lương hưu của tôi thấp. Ngay lập tức, con dâu thay đổi thái độ rõ rệt. Cô không còn gọi tôi bằng những từ ngọt ngào như “chị mẹ” nữa.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Con dâu bảo rằng thời buổi này, tiền bạc rất quan trọng, nhất là khi phải lo cho cháu nội của tôi. Lúc ấy, tôi mới thấm thía một điều: Khi còn tiền, tôi là người mẹ chồng thân thiết, được cùng con dâu đi mua sắm, du lịch, thưởng thức món ngon khắp nơi. Nhưng giờ đây, khi tôi nghỉ hưu và nói mình không có nhiều tiền, tôi bỗng trở thành bà nội vô hình, chỉ làm việc nhưng không có tiếng nói trong nhà. Bản chất con người thật sự là rất thực tế. Tôi chợt nhận ra rằng những lời ngọt ngào mà con dâu từng nói với tôi trước kia, hóa ra đều là vì tiền.

Nhìn thấu điều này, tôi chỉ cười nhẹ và nói với con dâu rằng không sao, tiền lương hưu của tôi cũng chẳng đủ để vào viện dưỡng lão.

Con dâu cũng không giấu giếm mà kể rằng có những đồng nghiệp lớn tuổi đã dùng tiền tiết kiệm và lương hưu của bố mẹ để đưa họ vào những viện dưỡng lão tốt hơn, hơn hẳn việc sống cùng con cái. Cô còn nói rằng tôi hãy giúp trông cháu vài năm nữa, rồi khi con lớn lên, tôi có thể vào viện dưỡng lão, sống thoải mái cùng những người bạn đồng niên.

Nghe những lời ấy, tôi thật sự cảm thấy chua xót. Trước đây, tôi đã nghĩ rằng vì luôn hết lòng với con dâu, xem cô ấy như con ruột, nên khi về già, tôi sẽ được cô ấy lo toan, chăm sóc. Nhưng giờ đây, sự thật lại phũ phàng đến mức con dâu còn tính đến việc đưa tôi vào viện dưỡng lão.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi con trai tôi ngồi trên ghế sofa, mải mê nghịch điện thoại, tôi hỏi nó: “Tiểu Lý, sau này khi mẹ già, con sẽ để mẹ ở cùng hay đưa vào viện dưỡng lão?”. Con trai ngước lên nhìn tôi một thoáng, rồi lại nhìn sang vợ mình, buột miệng nói: “Con sẽ nghe theo vợ, mẹ ạ”.

Câu chuyện qua đi, tôi không còn hy vọng gì vào con trai nữa. Tôi không giận nó hay con dâu, thậm chí còn cười bảo chúng rằng chúng là những người hiện đại, suy nghĩ thực tế.

Thời gian còn đi làm, tôi cũng là trưởng phòng, với mức lương hơn 10.000 NDT (khoảng 36 triệu đồng) mỗi tháng, đủ để sống thoải mái. Khi con trai kết hôn, chồng cũ của tôi đã trả tiền mua nhà tân hôn, còn tôi mua cho chúng một chiếc ô tô trị giá 200.000 NDT (khoảng 716 triệu đồng) và vốn khởi nghiệp 188.800 NDT (khoảng 676 triệu đồng). Con dâu là người thông minh, thường xuyên tâm sự với tôi. Nó kể rằng sau khi kết hôn, nó đã tổng hợp lại số tiền tiết kiệm trong tay, cộng với của hồi môn, và thấy mình có một khoản tiền kha khá.

Khi cháu trai tôi chào đời, tôi lo chi phí sinh hoạt cho con dâu trong suốt một năm, tiền được chuyển hàng tháng. Họ hàng cũng giúp đỡ chăm cháu, đóng góp tiền bạc và công sức. Con dâu nhiều lần than phiền về bố mẹ đẻ, và tôi đã khuyên nó hãy quan tâm hơn đến mẹ mình, đừng quá khắt khe với người lớn tuổi. Nhờ vậy, tôi và con dâu trở nên thân thiết, nó thường gọi tôi là “chị mẹ”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau khi nghỉ hưu, tôi mong muốn được sống tại nhà con trai, nhận lương hưu và tự lo cho bản thân. Nhưng khi tôi nói với con dâu rằng lương hưu của tôi ít, thái độ của nó hoàn toàn thay đổi.

Tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng vẫn không khỏi thất vọng. Nhiều người nói rằng, nhà cha mẹ luôn là nhà của con cái, nhưng nhà của con cái chưa chắc là nhà của cha mẹ.

Sau nửa tháng sống tại nhà con trai, tôi cảm thấy mình như một “bảo mẫu”, và cuối cùng, tôi quyết định sẽ không tiếp tục như vậy nữa. Tôi đã chọn quay về quê, sống cuộc đời hưu trí. Từ nay, tôi không còn phải lo làm hài lòng ai nữa, mà tập trung vào việc chăm sóc bản thân. Nếu sau này, tôi đổi ý, tôi có thể mua một căn nhà gần con trai.

Tôi sẽ về nhà và lên kế hoạch cho cuộc sống hưu trí của mình, phát triển một số sở thích và tìm những người bạn có cùng chí hướng. Tôi sẽ học cách sống cho chính mình.

Thùy Tiên Người Tình Mới Xemesis