Phật Bà Hiển Linh 2 lần Gây Xôn Xao Đảo Lý Sơn

Thực hư chuyện Phật Bà hiển linh gây xôn xao đảo Lý Sơn

 

Nếu có dịp hành trình Đảo Lý Sơn khách thăm quan sẽ được nghe những câu chuyện về thực hự Phật Bà hiển linh gây xôn xao đảo Lý Sơn. Tức Từ khi xây dựng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng như trùng tu lại chùa Đục, người dân ở xóm Cồn, Vò Vò đã truyền tai nhau chuyện phật Bà hiển linh. Thậm chí có người còn quay video, chụp hình để… làm bằng chứng. Câu chuyện ly kì trên còn lan rộng khắp đảo. Và cho đến khi khánh thành, người ta còn đồn rằng phật Bà còn hiển linh 2 lần nữa.

Chuyện ngôi chùa… là hang cọp!. Nếu đến đây bạn sẽ chạy xe theo trục đường chính của địa phương, sau nhiều lần rẽ phải, sẽ đến được cổng chùa Đục. Qua cổng vài chục mét, bước lên vài bậc thang nhỏ là Quan Âm Đài. Đây là nơi dựng tượng phật Quan Âm lớn nhất đảo. Rồi từ đấy, phải leo thêm 139 bậc thang nữa, mới tới được chùa Đục.

Vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỉ XX, có một nhà sư trẻ pháp danh là Giác Tuấn từ Bình Định ra đảo Lý Sơn tìm nơi tu hành. Khi mới đến Lý Sơn, ông chọn Đá Hai (gần chùa Đục) ở ẩn. Một thời gian  sau, nhà sư được một đạo hữu của mình chỉ chỗ hang Cọp (nay là chùa Đục) cho ông ở.

Chùa Đục trước kia có tên gọi hang Cọp là vì, theo truyền thuyết, khi tiền nhân mới đến khai hoang, lập làng ở Lý Sơn, tại cái hang này, có một con cọp, nó không ăn thịt thú rừng hay tấn công người dân mà chỉ bắt cá ở biển khi thủy triều xuống, cho nên, người dân gọi đó là cọp tu.

Phật Bà Hiển Linh Người dân vớt được từ biển
Phật Bà Hiển Linh Người dân vớt được từ biển

Một lần, cọp xuống biển bắt cá thì bị một con bạch tuột lớn bám vào, cọp cố vùng vẫy nhưng không thoát ra được và khi nước triều lên thì cọp chết. Từ đó, hang bỏ trống.

Khi mới đến ở, sư Giác Tuấn thấy trên hang có một dây bồ đề rất to bám chặt vào vách đá, thân dây uốn lượn như hình một con rồng. Sư cho rằng nơi đây có duyên để lập chùa nên đã đục rộng ra và đắp tượng phật để thờ và tụng niệm. Và chùa Đục có tên từ đó. Nhà sư Giác Tuấn tu theo lối độc giác. Ban ngày thì đi khất thực, đêm về tụng kinh niệm phật. Sau thời gian tu đã mãn duyên, ông rời chùa và đi nơi khác.

Ngọn núi mà chùa Đục tọa lạc có tên là Giếng Tiền. Trước chùa là tượng phật Quan Thế Âm bồ tát, một tay bắt ấn, một tay cầm bình nước cam lồ nhìn ra biển cả mênh mông có ý nghĩa dõi theo và chở che cho những ngư dân ngày đêm trên biển, bảo vệ cuộc sống của họ khỏi những cơn bão tố.

 

Tượng có chiều cao 25m (tính từ chân tượng đến đỉnh đầu tượng) tọa trên tòa sen trắng, dưới chân tượng là án thờ. Xung quanh án thờ có hình 4 con rồng đang giỡn nước. Tượng được bao bọc bởi một khuôn viên hình ngũ giác, xung quanh khuôn viên là lan can màu trắng, nền lát gạch rất khang trang, sạch sẽ.

Theo một số người dân nơi đây vẫn thường hay kểVào buổi chiều khi đã gần trưa mà trong nhà nóng quá nên nhiều người đã ra đây để hóng mát. Ngồi được một chút thì họ thấy có mấy người chạy xe về hướng chùa Đục, họ nói rằng qua chùa Đục mà coi Phật Bà hiển linh.

Chưa biết chuyện ra làm sao nhưng tui cũng nhanh chóng đi theo họ. Lúc tui đến nơi thì thấy có một vầng hào quang rất lớn trên tượng phật Bà đang xây, đứng coi tầm cỡ một tiếng đồng hồ là hào quang mới hết. Lúc đó bọn nhiều người mới lục đục kéo về.

Cũng theo những người này, chuyện phật Bà hiển linh lần gần đây nhất là hai năm trước. Nhưng theo họ, câu chuyện đó vẫn chưa thấy dấu hiệu đi vào quên lãng, thậm chí ngày càng có nhiều người biết hơn.

Để “khảo sát” lời kể của những người này, nhiều Lữ khách đã tiếp tục đi về hướng ngược chùa Đục. Với lí do hỏi thăm đường đến chùa Đục. “Chùa có tượng Phật Bà cao nhất Lý Sơn, nơi có các ni cô

Theo lời Ni Cô tại chùa Đục thì Phật Bà đã hiển linh 3 lần. Lần thứ nhất xảy ra vào năm 2008, khi tượng Phật Bà mới xây hơn một nửa và kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Lần thứ 2 xảy ra cách lần thứ nhất khoảng 1 tuần, và cũng kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Lần Phật Bà hiển linh lần thứ 3 là vào khoảng đầu năm 2010, lúc này tượng phật đã xây xong hoàn toàn và đang chờ ngày khánh thành, lần này thời gian xuất hiện ngắn hơn 2 lần trước.

Hiện trên các trang mạng có xuất hiện hình ảnh, video được cho là Phật Bà hiển linh đó đã có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người đã tỏ thái độ kinh ngạc khi thấy cảnh tượng lạ lùng trên, nhưng cũng nhiều người cho đó là chuyện rất đỗi bình thường bởi những vầng hào quang trên là do khúc xạ của máy ảnh, máy quay tạo thành.

chuyện Phật Bà hiển linh đã xôn xao trên đảo thời gian gần đây. Mỗi lần có như vậy, dân trên đảo đã ùa nhau đến chùa Đục bởi muốn tận thấy sự kiện lạ lùng, hiếm có này. Nhiều người dân hiếu kỳ đứng ở phía đối nghịch với mặt trời. Bởi thế, khi mặt trời chếch lên cao, qua đầu tượng, ánh nắng sẽ làm người xem lóa mắt và cho rằng đó là ánh hào quang, những vòng hào quang trên những bức ảnh, video đang lưu truyền trên mạng là do khúc xạ của máy ảnh, máy quay khi chụp, quay ngược sáng.

Huyền bí đảo Lý Sơn: Thiêng liêng Âm linh tự

Người dân Lý Sơn tin rằng Âm linh tự là nơi thiêng liêng nhất trên hòn đảo có phật bà hiển linh. Gặp năm mất mùa, hạn hán, các bô lão lập đàn cầu đảo ở đây. Những ai hiếm muộn, tính chuyện làm ăn, tha hương lập nghiệp, đặc biệt là trước mỗi chuyến đi khơi, đều đến Âm linh tự xin ơn trên và người khuất mặt độ trì.

Phật Bà Hiển Linh Người dân vớt được từ biển
Phật Bà Hiển Linh Người dân vớt được từ biển

Âm linh tự (nghĩa tự, miếu âm hồn, miếu âm nhơn, am chúng sinh…) là công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước VN. Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Người xưa gọi chung những đồng loại rơi vào tình cảnh như vậy là “thập loại chúng sinh” và dành cho họ mối thương cảm mang đậm tình người. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết bài Văn tế thập loại chúng sinh (Văn Chiêu hồn), lưu truyền rộng rãi trong dân gian, thể hiện sự đồng cảm sâu xa giữa những người đang sống với các cô hồn bạc phận.

Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh.

Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500 m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong uy nghi bề thế.

Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hằng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gửi.

Theo lời kể của các bậc cao niên, khoảng đầu thế kỷ 19, hai làng An Vĩnh và An Hải (nay là xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có đình làng và nghĩa tự. Tuy nhiên, đến khoảng thập niên 1950, đình làng An Vĩnh bị hư hại, dân làng rước các linh vị thờ thần hoàng, các vị tiền hiền về thờ ở Âm linh tự. Vì vậy, trong hơn nửa thế kỷ, Âm linh tự làng An Hải là nơi sinh hoạt tâm linh, lễ hội dân gian tập trung của cộng đồng cư dân sở tại.

Đặc biệt, vào tiết Thanh minh hằng năm bà con các dòng tộc làng An Hải tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm linh tự, một nghi lễ đặc biệt nhằm tưởng vọng và tri ân liệt sĩ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, trú phòng trên các quần đảo, chống trả quân cướp biển để bảo vệ tàu thuyền, ngư dân cùng sự yên lành của làng quê đất đảo.

Sử cũ chép rằng, dưới thời chúa Nguyễn và tiếp sau đó là triều đại nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến VN đã cho thành lập các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) để thu lượm hải vật, sản vật, đo đạc hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với các quần đảo này.

Ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi thủy thủ can trường của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn tự mình chuẩn bị 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu. Nếu không may người thủy thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu số cùng với chiếc thẻ khắc tên vào trong manh chiếu, nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được thả xuống biển. Những người còn sống gửi lên cao xanh lời cầu nguyện mong manh rằng xác thân người bạn thuyền xấu số của họ sẽ trôi dạt vào bờ biển, và nếu may mắn có ai đó vớt được nắm xương tàn thì nhờ chiếc thẻ mà biết tên họ quê quán của con người đã vị quốc vong thân. Nguyện cầu là vậy nhưng chẳng có mấy khi xác người xấu số trôi dạt được vào trong mé biển. Đó là chưa kể lắm khi cả thuyền hoặc cả hải đội bị bão tố đánh chìm… Cho đến nay người dân Lý Sơn còn truyền tụng nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng trong khi thi hành nhiệm vụ:

tượng Phật Bà cụt tay “níu” thuyền ngư dân “đòi” lên bờ

Giải thích cho việc vì sao bức tượng đã nằm ở khu vực trong suốt bốn năm qua và hàng ngày không biết bao nhiêu ghe thuyền chạy qua cào ốc ở đây nhưng không cào trúng, mà bức tượng lại duy nhất chỉ “đeo bám” chiếc thuyền của anh Nam, nhiều người cho rằng đó là chuyện tình cờ chứ chẳng vì “duyên kiếp” hay “phật linh” nào như lời đồn thổi.

Nếu giữa biển khuya đêm thanh vắng mà kéo lưới trúng tượng Phật cụt tay nghiêng cả mạn thuyền, bạn sẽ làm gì? Sợ hãi khi gặp tình huống này, ngư dân Lê Văn Nam (27 tuổi, ngụ xã Long Hải, huyện Long Điện, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chọn cách tháo thân cắt lưới và quay mũi thuyền bỏ chạy. Thế nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, ngày hôm sau khi lò dò dong thuyền ra biển, một lần nữa ngư dân này lại kéo lưới trúng “cố nhân cụt tay” và buộc phải đưa tượng lên bờ.

Phật Bà Hiển Linh Người dân kiệu bà về lập đền thờ
Phật Bà Hiển Linh Người dân kiệu bà về lập đền thờ

Chỉ là sự việc tình cờ trùng lặp, nhưng những thông tin về vụ việc đã lan truyền đi khắp Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận, sự thật có, thất thiệt có. Nhóm phóng viên Pháp luật & Thời đại đã có nhiều ngày nghe các nhân chứng thuật lại sự việc, đi tìm nguồn gốc bức tượng để làm rõ những tình tiết xung quanh sự việc hi hữu này.

Dự cảm được báo trước

Nhân vật chính của câu chuyện, người gây ra sự kiện xôn xao Long Hải này  là chàng ngư dân nghèo Lê Văn Nam, vốn không phải là người gốc địa phương mà theo gia đình từ Quảng Bình vào Vũng Tàu lập nghiệp từ năm 1990. Anh Nam thuật lại, là con cả trong gia đình có 3 anh em trai, người ta nói “tam nam bất phú” quả là không sai trong trường hợp gia đình anh. Mười mấy năm cả gia đình chăm chỉ nghề đi biển không quản ngại dãi dầu nắng gió nhưng cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo, làm vất vả thế nào thì quay đi quay lại cũng chỉ ngày ngày mua đủ gạo ăn, còn thức ăn chính thường là con cá con tôm bán ế.

Năm 2010 anh Nam lấy vợ, nhà cửa chật chội nên vợ chồng anh thuê nhà ra ở bên ngoài. Phòng trọ chỉ cách bờ biển khoảng 20m, cách khu vực Dinh Cô chừng 1km. Căn phòng anh thuê rất rẻ, giá chỉ 200 ngàn/tháng. Không hẳn vì ở thị trấn Long Hải giá nhà trọ rẻ, càng không phải chủ nhà trọ thương vợ chồng anh nghèo khó mà bớt tiền phòng. Phòng trọ đó rẻ vì lý do rất đơn giản là… không ai dám thuê.

Trước anh, những người thuê phòng đó thường chỉ ở được một vài ngày, nhiều là một tuần đều hoảng hốt “bỏ của chạy lấy người”, không dám lấy lại tiền đặt cọc. Ai hỏi họ đều nói phòng trọ đó “có ma ngày đêm hù dọa” nên không ai dám ở, dù những phòng bên cạnh mọi người vẫn ở mà không hề thấy có hiện tượng lạ nào. 1 đồn 10, 10 đồn 100, vì vậy phòng trọ này bị “mang tiếng” không ai dám ở, đành phải bỏ không.

Bẵng đi một thời gian anh Nam tới hỏi thuê, tuy cũng đã nhận được những cảnh báo của chủ nhà về câu chuyện “lạ” ở đây nhưng Nam vẫn quyết tâm thuê với lý do “giá rẻ”. Theo lời anh Nam, cũng có những chuyện cảm thấy lạ thật. Anh kể: “Mấy chục năm gia đình làm nghề biển, lạ gì tiếng sóng tiếng gió biển. Nhưng khi dọn tới đây ở, cũng là tiếng gió biển nhưng có lẽ vì địa thế căn phòng ở một nơi đặc biệt nên tiếng gió đêm ở đây nghe cứ rù rì, u u”.

Một chuyện lạ nữa là ngủ trong phòng rất hay gặp ác mộng và hiện tượng bóng đè: “Ban đêm ngủ ở trong phòng này thường hay bị bóng đè, mơ thấy nhiều người xa lạ đang đứng quanh giường nhìn chằm chằm vào mình. Những lúc như vậy muốn vùng dậy chạy nhưng không sao cử động được, muốn hỏi họ là ai cũng không sao mở miệng được”. Khi được hỏi: “Có sợ không”, ngư dân này cười hiền: “Ai mà chẳng sợ. Nhưng phòng trọ rẻ vậy kiếm ở đâu được? Hơn nữa vợ chồng mình đều tâm niệm mình sống chẳng động chạm đến ai thì cũng chẳng ai làm hại mình”.

Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, anh Nam lại là người theo đạo Phật từ nhỏ nên vẫn làm bàn thờ phật ở trong nhà, tuần rằm đều nhang khói đầy đủ. Tuy nhiên nghĩ tuổi còn ít nên anh chỉ dám thắp hương chứ chưa dám “thỉnh” tượng Bồ tát về nhà thờ cúng theo quan niệm người theo đạo Phật.

Nhưng đúng là cơ duyên khi cách đây chừng 5 tháng, một gia đình ở gần đó thay bức tượng quan âm nên thừa ra bức tượng cũ cao chừng 50cm, thấy vậy nên anh xin về, đặt trên bàn thờ cúng. Cũng từ đó, có lẽ do đã tìm thấy hình thức trấn an tinh thần nên người trong nhà không còn bị bóng đè nữa, đêm đêm cũng không gặp phải những giấc mộng lạ, đứa con bốn tháng tuổi của anh chị đêm đêm cũng bớt khóc đi. Tuy nhiên anh lại có một dự cảm khác.

Bức tượng biết “níu” thuyền câu

Đầu giờ chiều ngày 14/2 (21 tháng Giêng), như thường lệ anh Nam cùng với một người bạn dong ghe ra biển cào ốc mỡ. Bãi cào quen thuộc từ trước tới nay của anh là khu vực ngoài khơi bãi tắm Long Hải, chạy dài so với bờ chừng hơn 1km. Hôm ấy biển lặng, trời trong, thế nhưng lạ một điều là anh cào cả buổi chiều nhưng chỉ thu được vài con ốc vụn. Những mẻ lưới nhẹ tênh làm hai ngư dân chán nản.

Đến 20h biển vẫn lặng sóng, nhưng gió biển bắt đầu se se lạnh, các anh vẫn kiên nhẫn thả lưới. Đến bãi ngay trước mặt khu vực Dinh Cô cách bờ chừng 300 – 400m, khi bắt đầu kéo lưới lên, cả hai thấy tấm lưới nặng trịch. Thả lưới gần bờ để cào ốc, hai ngư dân này thừa hiểu chẳng thể nào gặp được cá to nên khi thấy lưới nặng, hai người nhìn nhau ngán ngẩm: “Đã thất thu lại vớ phải đá, phen này rách hết lưới mất thôi”.

Hai người ráng sức kéo lên, khi lười lên gần mặt nước, họ soi đèn pin thì thấy dưới làn nước biển xanh đen là lờ mờ hình hài một tòa sen. Nam nghĩ thoáng qua trong đầu: “Chắc là mảng đá của chùa nào ở gần đây bị bể, người ta quăng đi”. Nhưng không như anh nghĩ, kéo tiếp lên thì họ thấy hình một bức tượng bồ tát quan âm hoàn chỉnh, riêng hai cánh tay thì bị cụt. Hai người đàn ông đi biển từ nhỏ dạn dày sóng gió tưởng như không còn sợ gì. Nhưng đêm khuya giữa biển vắng, bỗng nhiên vớt được một pho tượng phật cụt cả hai tay thì người gan dạ nhất cũng không khỏi giật mình lo âu.

Vượt qua nỗi sợ hãi, hai anh ráng sức kéo lưới lên định nhặt mấy con ốc, con cá cho khỏi phí, rồi sẽ thả lại bức tượng xuống biển. Song chẳng hiểu sao bức tượng nhìn không có vẻ gì là “khổng lồ” mà nặng đến lạ, hai người loay hoay đến cả tiếng đồng hồ mà vẫn không đưa lên được lòng thuyền. Nước thủy triều khi ấy lại đang lên, kéo chiếc ghe từ từ bị trôi ra xa bờ hơn. Kéo lên không được, gỡ tượng ra cũng không xong, Nam quyết định lấy dao cắt phăng tấm lưới, thả lại bức tượng xuống biển rồi vội vã quay mũi thuyền “tháo thân” vào bờ.

Ngư dân Nam tâm sự, trở về nhà nhìn bức tượng đặt trong phòng, anh mới giật mình đặt câu hỏi: “Ở nhà mình cũng có bức tượng làm “chỗ dựa tinh thần”, sao nay có bức tượng nữa tìm tới mà mình lại sợ hãi vứt xuống biển”. Anh dành trọn một ngày hôm sau để sửa tấm lưới rách, trong lòng vẫn không khỏi suy nghĩ vẩn vơ về sự việc kỳ lạ diễn ra đêm hôm trước.

Hai ngày sau khi chuyện lạ xảy ra, Nam lại dong ghe ra biển cào ốc. Dù đã tránh xa khu vực thả bức tượng bữa trước một đoạn, nhưng “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, chuyện lạ một lần nữa lại lặp lại. Tấm lưới lại được kéo lên nặng trình trịch, hai anh em nhìn nhau không nói nhưng tay người nào người ấy đều run run. Cách mặt nước gần 1m, hai người đã nhìn thấy đầu bức tượng nhô dưới làn nước trong xanh.

Chẳng ai bảo ai, hai người đều ráng sức kéo bức tượng lên nhưng không sao kéo nổi. Cuối cùng họ đành phải buộc bức tượng vào đuôi thuyền, nổ máy dong về đất liền nhờ mọi người trợ giúp. Bức tượng được kéo lên cao 1,35m, nặng hơn 100kg, bị gãy 2 cánh tay, lớp sơn bên ngoài nhiều chỗ đã bong tróc, rong rêu bao phủ ở bên ngoài, phía trong là hàu bám, nhiều người dân xúm vào kỳ cọ hồi lâu mới sạch.

Làng chài xôn xao

Nhà trọ nhỏ bé, ẩm thấp nên ngư dân Nam để nhờ bức tượng ở sân một gia đình gần nơi anh ở. Tuy nhiên chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi biết tin anh vớt được bức tượng quan âm bồ tát, người dân quanh khu vực đổ xô tới xem. Chẳng hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, một số người tung tin đồn thất thiệt cho rằng đây là “Quan Âm Nam Hải” nên đến tối số người kéo đến càng đông, lên tới cả ngàn người.

Trước nguy cơ mất an ninh trật tự, UBND thị trấn đã mời ban quản lý Dinh Cô và anh Lê Văn Nam đến bàn bạc. Phương án cuối cùng được thống nhất là bức tượng sẽ được chuyển đến mộ cô, một địa điểm thuộc quần thể di tích Dinh Cô gần đó.

Cũng có thể vì bức tượng được đưa về đặt tại một nơi “bí hiểm” nên những tin đồn lại càng được dịp bùng phát nhanh hơn. Đến đây cũng nên nhắc thêm một vài chi tiết về di tích Dinh Cô ở Long Hải. Tương truyền, người trong khu vực cho rằng Dinh Cô là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết đuối, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải.

Truyền thuyết cho rằng gần 200 năm trước, xác một người con gái khoảng 16 tuổi dạt vào bãi, người này vốn quê ở Phan Rang, theo cha giong ghe bầu xuôi ngược Trung – Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Mỗi lần ghe bầu qua vùng biển Long Hải, thiếu nữ nhìn cảnh sơn thuỷ hữu tình nên thường ao ước được ở lại đây. Một đêm bão tố nên ghe lật, cô bị mất mạng và trời “chiều lòng” nên đưa xác thiếu nữ theo sóng biển dạt vào nằm lại trên bãi cát trắng xoá.

Sau một đêm, cát bỗng đùn lên thành mộ. Dân làng thấy chuyện lạ, xem cô là “nữ thần thiêng liêng” nên lập mộ trên đồi, dựng miếu thờ bên cạnh. Cũng theo truyền thuyết, từ đó “nữ thần” luôn “hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh” nên dân trong vùng tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.

Sau nhiều lần trùng tu, đầu năm 1990 địa điểm Dinh Cô được đại tu bằng kinh phí quyên góp của khách thập phương, trở thành một dinh thự kiên cố như một tòa lâu đài tráng lệ, trang nghiêm, bề thế với diện tích hơn 1000m2 như hiện nay. Hàng năm, theo phong tục địa phương, người dân tổ chức lễ hội “giỗ Cô” trong 3 ngày (10 – 12/2 âm lịch) thu hút hàng vạn khách thập thương đổ về Long Hải để tham gia lễ hội.

Cũng có thể vì truyền thuyết này, nên khi vớt được bức tượng phật bà ở Dinh Cô, một số người ngay lập tức đã vin vào để “thổi” sự việc lên thành “Cô hiển linh”, gọi bức tượng là “Mẹ” hay “Quan âm Nam Hải”. Tin đồn thổi bay đi khắp nơi khiến thời gian vừa qua mỗi ngày nơi đây tiếp hàng ngàn người người hiếu kỳ từ trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến cả các tỉnh xa tò mò xem thực hư sự việc.

Sự thật bẽ bàng

Một số người mê tín thì khăng khăng bảo vệ quan niệm mê muội “Cô hiển linh”. Họ đưa ra lý lẽ: “Bãi biển này từng là địa điểm nơi một số tàu bè gặp nạn nên việc những ngư dân vớt được những đồ vật có giá trị ở đây không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên việc vớt được bức tượng cụt tay ở đáy biển thì quả thật rất kỳ lạ. Tại sao bức tượng lại ở dưới biển? Sao lại bị cụt tay? Ai đã thả tượng xuống, thả từ khi nào? Tại sao bức tượng lại “có duyên” với chiếc thuyền cua ngư dân Nam?”. Từ những câu hỏi chưa có lời giải đáp này, người ta đã vội vàng thêu dệt ra những câu chuyện li kỳ, gây xáo trộn dư luận địa phương.

Chúng tôi đã vào cuộc để tìm thông tin trả lời cho những câu hỏi này. Sự thực không giống như những lời một số người dân đồn thổi.

Ngôi đền thờ phật bà hiển linh
Ngôi đền thờ phật bà hiển linh

Đúng 5 ngày sau khi anh Nam vớt được bức tượng, gia đình anh tiếp một vị khách đến từ Tp Hồ Chí Minh. Bà đề nghị giấu tên thật của mình mà chỉ cho biết mình là một Phật tử có pháp danh Nguyên Ý, năm nay 67 tuổi, ngụ tại Quận 1 (Tp Hồ Chí Minh). Bà cho biết bức tượng này do mình cúng dường cho Tịnh thất Viên Thông (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) vào năm 2000.

Tám năm sau, khi có dịp thăm lại Tịnh Thất Viên Thông vào năm 2008, bà thấy bức tượng này đã bị hư hỏng nặng, không sửa chữa được nên cúng đường cho Tịnh Thất một bức tượng Phật bà Quan âm mới. Với bức tượng hư hỏng, bà đưa về tịnh xá Ngọc Hải (thị trấn Long Hải) làm lễ “thủy táng”.

Theo lời kể của Phật tử này, sau khi làm lễ xong, bà thuê xe chở bức tượng ra bãi biển nhưng chỉ dám đi đến bãi. Từ đó bà tiếp tục thuê một chiếc ca nô chở tượng ra thả ngoài biển, cách bờ bãi tắm Long Hải chừng 400m. Như vậy nguồn gốc bức tượng thì đã được rõ. Còn giải thích cho việc vì sao bức tượng lại trôi dạt ra xa so với địa điểm đã “thủy táng”, một ngư dân cho rằng do thủy triều lên xuống nên tượng cũng có thể di chuyển theo dòng nước dưới đáy biển.

Giải thích cho việc vì sao bức tượng đã nằm ở khu vực trong suốt bốn năm qua và hàng ngày không biết bao nhiêu ghe thuyền chạy qua cào ốc ở đây nhưng không cào trúng, mà bức tượng lại duy nhất chỉ “đeo bám” chiếc thuyền của anh Nam, nhiều người cho rằng đó là chuyện tình cờ chứ chẳng vì “duyên kiếp” hay “phật linh” nào như lời đồn thổi.

Theo lời trần tình của ngư dân Lê Văn Nam, đúng là những lời đồn thổi “ông nói gà, bà nói vịt” đã trở thành “quá lố” khiến nhiều khi anh “điên cái đầu”. Khi nghe tin anh vớt được bức tượng này, Phật tử đã thả bức tượng xuống biển đã tìm đến nhà cho anh 500 ngàn đồng cùng một chuỗi dây đeo tay không rõ chất liệu mà bà giới thiệu là “mua từ bên Ấn Độ về”. Vậy mà những người rảnh rỗi lại “thổi” lên thành “chủ nhân trước kia của bức tượng đã cho thằng Nam 500 triệu đồng cùng cái xe ô tô” khiến nhiều người nghĩ anh “một bước lên tiên”.

Anh buồn rầu chia sẻ: “Ngày xưa tôi ở xóm trọ, tuy nhà nghèo nhưng trong khu ai cũng thương yêu hai vợ chồng. Vậy mà từ khi vớt được tượng phật, mọi người ai cũng nhìn tôi với con mắt khác hẳn. Người thì đổ tiếng oan là tôi nhận nửa tỉ của người ta, người thì nói tôi lợi dụng bức tượng để kiếm tiền”.

Hôm chúng tôi tìm đến gặp Nam, anh đang ở nơi bức tượng “kiêm nhiệm” công việc bán vé số. Chìa trên tay mấy tờ vé số, anh phân trần: “Đây là vé số của con bé tên Hương trong xóm, nó mới 12 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ mà sống với cô. Hôm nay nó bị đậu mùa, sợ ở đây gió thổi khiến nổi mụn nhiều nên tôi bảo nó về rồi tôi bán thế cho. Vậy mà có người không hiểu, bảo tôi lên đây bán vé số kiếm tiền, rồi nói tôi “buôn thần bán thánh””.

Ngư dân này buồn rầu tiếp lời: “Khi đưa tượng lên chỗ này tôi đã ký giấy sẽ không tranh chấp bức tượng này, nghĩa là đây là tài sản chung của thị trấn Long Hải thì sao lại nói tôi trục lợi?”. Chúng tôi lặng yên hồi lâu vì không trả lời được câu hỏi của anh Nam, rồi chỉ biết nhẹ nhàng động viên: “500 ngàn đồng còn bị thổi lên tới 500 triệu, nghĩa là “quá đáng” gấp 1000 lần sự thật; bức tượng xi măng bị đồn thổi thành “Phật hiển linh” thì tránh sao việc anh cũng bị người rảnh việc đồn đại”.

Ô Tô Tông ‘Điên Loạn’ Ở Trung Tâm Vũng Tàu 2 Người Tử Vong Tại Chỗ

 

https://vietnamhotnew.com/o-to-tong-dien-loan-o-vung-tau-2/