Giăng bẫy trong đất reo hạt nhà minh, gà hàng xóm bị chết liền bắt đền

Để chống trộm đột nhập, bảo vệ tài sản, một người dân tại thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã giăng bẫy dây điện vào giàn mướp ngoài cổng khiến người phụ nữ cùng địa phương tử vong do vướng phải.

Vụ việc lại gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các vùng nông thôn, nơi người nông dân thường có thói quen giăng lưới điện để bảo vệ tài sản,hoa màu và chống chuột, bọ, côn trùng.

Ngày 20-8, Công an huyện Phú Xuyên cho biết đơn vị đã ra lệnh bắt, tạm giữ với ông Nguyễn Văn Hoàn (61 tuổi) ở thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội để điều tra hành vi “giết người”.

Trước đó, hơn 11h, ngày 18-8, bà Trần Thị Tuyến (51 tuổi) là hàng xóm khi đi tìm gà, không may vướng phải dây điện được giăng bẫy ở giàn mướp trước cổng nhà ông Hoàn, khiến người phụ nữ này tử vong tại chỗ.

Tại cơ quan điều tra, ông Hoàn khai nhận, khoảng 1 tháng nay, ông giăng bẫy điện để phòng trộm. Trong đó, nguồn điện được cấp trực tiếp từ ổ điện sinh hoạt, sự việc không may dẫn đến cái chết thương tâm cho hàng xóm.

đối tượng giăng bẫy
đối tượng giăng bẫy

 

Trong những năm qua, đã có không ít vụ việc giăng lưới điện nhằm bảo vệ tài sản và hoa màu, gây nên cái chết thương tâm cho người khác và bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Trước đó, hồi tháng 8-2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cũng xét xử trường hợp Nguyễn Thành An, 35 tuổi và vợ là Trần Thị Đẹp, 32 tuổi, cùng trú ở Hòa Tân, tỉnh Đồng Tháp do giăng bẫy điện ở bờ ruộng nhà mình để diệt chuột khiến một người cùng thôn thiệt mạng.

Đáng nói, phần lớn những người giăng lưới điện chống trộm thường là những người có nhân thân tốt, nhưng vì muốn bảo vệ tài sản nên đã vô tình gây chết người. Tuy nhiên, dù là lỗi vô tình hay cố ý thì những hành vi sử dụng bẫy điện làm chết người đều sẽ pháp luật xử lý.

Theo luật sư Đỗ Thái Hán, Trưởng văn phòng Luật sư Doha, đối với trường hợp giăng bẫy điện chống chuột, bọ, côn trùng để bảo vệ hoa màu nhưng không may gây chết người thì có thể được coi là hành động vô ý gây chết người theo điều 128, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Song, hành vi này vẫn có thể bị phạt tù từ 7-15 năm. “Đối với người giăng bẫy điện để phòng chống trộm cắp, bảo vệ tài sản, như vậy, người giăng bẫy đã có chủ ý nhằm vào đối tượng trộm cắp, tức là người, thì chắc chắn người giăng bẫy điện này cũng đã biết trước hậu quả  khi người vướng vào dây điện đó ra sao. Đây là lỗi cố ý và sẽ bị phạt tù từ 12-15 năm, thậm chí tù chung thân hoặc tử hình, theo điều 93, Bộ Luật Hình sự”, Luật sư Đỗ Thái Hán cho biết.

Nguyên nhân dẫn tới những cái chết thương tâm, đau lòng trên là do ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài sản riêng mà không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết các nạn nhân của những chiếc bẫy điện là những người thân quen, thậm chí là hàng xóm của họ. Những cái chết trên là hồi chuông cảnh báo về việc bẫy điện để bảo vệ tài sản, hoa màu, diệt chuột, côn trùng ở các làng quê hiện nay.

Để phòng ngừa những vụ việc tương tự, cơ quan công an, ngành điện và chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các quy định và cách sử dụng điện an toàn, đồng thời, xử lý nghiêm tình trạng dùng “bẫy điện”. Mặt khác, người dân cần nâng cao ý thức chấp hành quy định, khi phát hiện có người lén lút sử dụng điện để đặt bẫy, cần báo cho chính quyền cơ sở kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý, phòng ngừa hậu quả xấu xảy ra, nếu không cái giá mà những người giăng bẫy điện phải trả cho sự dại dột, thiếu kiến thức pháp luật… sẽ là rất đắt.