TỔNG HỢP NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU NĂM 2024

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em < 15 tuổi, ngoài ra hiện nay ghi nhận số ca mắc tăng ở nhóm trẻ lớn, người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng vaccine bạch hầu thấp.

Vi khuẩn thường khu trú và làm tổn thương đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B. Nguồn lây có thể là người bệnh, người lành mang trùng
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B. Nguồn lây có thể là người bệnh, người lành mang trùng

Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD).

2. Con đường lây truyền bệnh

Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi nói chuyện, tiếp xúc với dịch tiết, tổn thương da hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân, bề mặt, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn gây bệnh. Bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng, bùng phát thành dịch bệnh nếu người dân chủ quan và không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

Các nguồn lây bệnh gồm:

  • Người đang bị bệnh;

  • Người lành mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh.

Thời kỳ lây truyền bệnh: Thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần.

  • Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh;

  • Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3-4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng.

 

Vi khuẩn bạch hầu tạo giả mạc tại vòm họng người bệnh
Vi khuẩn bạch hầu tạo giả mạc tại vòm họng người bệnh

3. Triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh bạch hầu

Bạch hầu có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm thường gặp như:

  • Sốt;

  • Viêm amidan, hầu họng, mũi, thanh quản, xuất hiện giả mạc lan nhanh màu trắng ngà hoặc xanh xung quanh tổ chức viêm;

  • Ho, khàn tiếng, nuốt đau;

  • Da xanh, chán ăn, nổi hạch dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.

Khi thấy các biểu hiện trên, người dân nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được hướng dẫn xử trí, điều trị kịp thời.

4. Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp: Lớp giả mạc do vi khuẩn bạch hầu gây ra dễ dàng lây lan nhanh chóng gây lấp đường hô hấp, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.
  • Tổn thương tim mạch: Viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền, huyết khối… có thể gây tử vong đột ngột.
  • Tổn thương thần kinh: Độc tố bạch hầu có thể gây ra biến chứng tê liệt các dây thần kinh màn hầu, liệt vận nhãn, liệt các chi…
  • Tổn thương thận: Tổn thương cầu thận, ống thận dẫn đến đái ít, vô niệu, suy thận.

Thể tối cấp: Tử vong sau 24-36 giờ với các triệu chứng khó thở, đi ngoài phân lỏng, xuất huyết và trụy mạch.

Thể tiến triển nhanh: Tử vong sau 5-6 ngày.

Thể ác tính thứ phát/biến chứng muộn: Xuất hiện sau bạch hầu thể thông thường nhưng điều trị muộn, hoặc xuất hiện sau bạch hầu ác tính tiên phát đến ngày 10-15, thậm chí ngày 35-50 của bệnh mới xuất hiện các biến chứng như trên.

Bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây tử vong vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm
Bạch hầu là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây tử vong vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm

5. Cách thức phòng chống dịch bệnh bạch hầu  

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 

  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch; 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày;  

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; 

  • Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; 

  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 

 

Bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động và có thể tử vong...
Bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động và có thể tử vong…

6. Các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán bệnh bạch hầu

Để chẩn đoán chính xác bệnh bạch hầu cần căn cứ vào 3 yếu tố:

>> Dịch tễ: Người bệnh có đi và đến từ vùng đang có bạch hầu, hoặc ở vùng từng có ổ bạch hầu trong 5 năm gần đây.

>> Lâm sàng: Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh bạch hầu, giả mạc ở vùng tổn thương.

>> Cận lâm sàng: 

– Xét nghiệm nhuộm soi

  • Giá trị: Xét nghiệm bước đầu để sàng lọc bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn bạch hầu, tuy nhiên không sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh.
  • Mẫu bệnh phẩm: Dịch họng, bệnh phẩm tổn thương da và niêm mạc nghi do bạch hầu

– Xét nghiệm nuôi cấy phân lập và định danh

  • Giá trị: Phát hiện căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm trùng và tính kháng thuốc của các căn nguyên.
  • Mẫu bệnh phẩm: Dịch họng, bệnh phẩm tổn thương da và niêm mạc nghi do bạch hầu

– Xét nghiệm PCR

  • Giá trị: Chẩn đoán xác định bệnh bằng cách phát hiện DNA của vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm.
  • Mẫu bệnh phẩm: Dịch họng, bệnh phẩm tổn thương da và niêm mạc nghi do bạch hầu

– Phương pháp huyết thanh học

  • Giá trị: Không phải phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, được chỉ định trong trường hợp đánh giá tình trạng kháng thể kháng độc tố bạch hầu. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch.
  • Mẫu bệnh phẩm: Huyết thanh.

Ngoài ra, một số phương pháp cận lâm sàng khác có thể được chỉ định trong các trường hợp như:

– Xét nghiệm thường quy và theo dõi, phát hiện các biến chứng: Tổng phân tích máu, men gan, men tim, ure, creatinine, điện giải, glucose máu, khí máu, điện tâm đồ, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực.

– Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: Test nhanh liên cầu A, nhuộm soi tìm nấm Candida, nhuộm soi tìm trực khuẩn hình thoi Borrelia vincentii và xoắn khuẩn Bacillus fusiformis trong bệnh viêm họng Vincent, xét nghiệm miễn dịch IgM/IgG EBV.

7. Tại sao cần chẩn đoán sớm bệnh bạch hầu?

Việc chẩn đoán sớm căn nguyên gây bệnh có ý nghĩa quan trọng giúp phân biệt triệu chứng bệnh bạch hầu với các bệnh lý khác như viêm họng, viêm amydal do các căn nguyên khác có mụn mủ, nhiễm nấm Candida vùng họng… Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời bằng việc tiêm huyết thanh kháng độc tố—————————————————————————–

Huyết thanh kháng độc tố chỉ có khả năng trung hòa khi độc tố còn đang lưu hành trong máu. Nếu để ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu phân tán càng nhiều trong máu đến các bộ phận khác và gắn vào các mô, khi đó kháng độc tố không còn khả năng trung hòa độc tố. Lúc này, quá trình điều trị vô cùng khó khăn và tỷ lệ tử vong cao.

Tử hình kẻ sát hại, phân xác cô gái ở TP Thủ Đức chiều 29 Tết

 

https://vietnamhotnew.com/bi-cao-sat-hai-co-gai-29-tet-lanh-an-tu/